ĐỀ CƯƠNG LUẬT LAO ĐỘNG
Phần câu hỏi 3đ:
Câu 1: Anh (chị) hãy phân biệt hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể?
Phân biệt HĐLĐ và TƯLĐTT
TIÊU CHÍ |
HĐLĐ |
TƯLĐTT |
Khái niệm |
-HĐLĐ là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động (điều 15 Bộ LLĐ 2012). |
-TƯLĐTT là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể (điều 73 Bộ LLĐ). |
Hiệu lực |
-Thời gian: có hiệu lực kể từ ngày các bên giao kết, trừ trường hợp 2 bên có thỏa thuận khác hoạc pháp luật có quy định khác. -Đối tượng: có hiệu lực đối với cả 2 bên giao kết. |
-Thời gian: có hiệu lực kể từ ngày được ghi trong TƯ. Trường hợp TƯLĐTT không ghi ngày có hiệu lực thì có hiệu lực kể từ ngày các bên ký kết. -Đối tượng: có hiệu lực với NSDLĐ và tập thể NLĐ, kể cả NLĐ làm việc sau khi đã ký kết TƯLĐTT. |
Thủ tục |
-Thủ tục đơn giản. |
-Thủ tục quy định chặt chẽ, phức tạp. |
Hình thức |
-HĐLĐ được giao kết bằng văn bản và chia thành 02 bản, NLĐ giữ 01 bản, NSDLĐ giữ 01 bản. -Trường hợp với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết bằng lời nói. |
-Bắt buộc phải được giao kết bằng văn bản. |
Câu 2: Thỏa ước lao động tập thể là gì? Nêu các đặc trưng cơ bản của thỏa ước lao động tập thể?
Khái niệm TƯLĐTT
TƯLĐTT là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể (điều 73 Bộ LLĐ).
Các đặc trưng cơ bản của TƯLĐTT
Tính hợp đồng
Tính hợp đồng của TƯ được xây dựng dựa trên cơ sở thương lượng, thỏa thuận giữa 2 bên. Trong quá trình thỏa thuận, mỗi bên đều có quyền đưa ra ý kiến, các ý kiến đều được coi trọng như nhau, bình đẳng. TƯLĐTT chỉ được ký kết nếu các bên thống nhất ý kiến với nhau về nội dung và được đa số NLĐ chấp nhận. Mặt khác, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động đã được pháp luật quy định nhưng các bên thỏa thuận cho phù hợp với điều kiện của từng đơn vị. Quyền lợi của NLĐ thường có lợi hơn so với quy định củ Pháp luật.
Tính quy phạm
Tính quy phạm được thể hiện cả ở nội dung, trình tự và hiệu lực của TƯLĐTT.
+ Nội dung: là sự cụ thể hóa các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên phù hợp với điều kiện của từng đơn vị. Nội dung của TƯLĐTT được thể hiện thông qua các điều khoản dưới dạng quy pháp.
+ Trình tự: để TƯ có hiệu lực phải tuân theo trình tự ký kết.
+ Hiệu lực của TƯLĐTT: có hiệu lực trong phạm vi toàn bộ đơn vị. Những quy định trong nội bộ đơn vị, những thỏa thuận trong HĐLĐ mà trái với TƯLĐTT theo hướng bất lợi đối với NLĐ thì buộc phải sửa đổi ch phù hợp.
Tính tập thể
Chủ thể: đại diện cho TTNLĐ ký TƯLĐTT để bảo vệ cho tập thể NLĐ.
Câu 3: Trình bày các quy định của pháp luật về thời giờ lao động bình thường?
Một số khái niệm cơ bản
Thời giờ làm viêc: là khoảng thời gian do pháp luật quy định, theo đó, NLĐ phải có mặt tại địa điểm làm việc và phải thực hiện nghĩa vụ được giao phù hợp với nội quy lso động của đơn vị.
Thời giờ làm việc bình thường: ngày làm việc bình thường là quy định thời giờ làm việc bình thường của NLĐ trong 1 ngày đêm (24 giờ) hoặc số giờ hay ngày trong 1 tuần lễ (khoảng 7 ngày).
Quy định của pháp luật về thời giờ lao động bình thường
Không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.
NSDLĐ có quyền quy định làm theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích NSDLĐ thực hiện tuần làm việc 40 giờ.
Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
Câu 4: Nêu các hình thức xử lý kỷ luật lao động và căn cứ áp dụng hình thức sa thải lao động?
Các hình thức xử lý kỷ luật lao động
Theo điều 125 của Bộ LLĐ, xử lý kỷ luật lao động có các hình thức sau:
Khiển trách.
Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.
Sa thải.
Việc lựa chọn các hình thức xử lý kỷ luật lao động nào hoàn toàn do NSDLĐ quyết định.
Căn cứ áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Theo điều 126 Bộ LLĐ, hình thức xử lý kỷ luật lai động sa thải được NSDLĐ áp dụng trong các trường hợp sau:
NLĐ có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của NSDLĐ, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của NSDLĐ;
NLĐ bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
Tái phạm là trường hợp NLĐ lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ LLĐ;
NLĐ tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.
Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Câu 5: Phân biệt tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể?
Các khái niệm
Tranh chấp lao động cá nhân (TCLĐCN) là tranh chấp giãu 1 bên là NSDLĐ và 1 bên là NLĐ hay 1 nhóm NLĐ về quyền, nghĩa vụ, lợi ích của cá nhân NLĐ hoặc nhóm NLĐ. Tranh chấp này có tính chất đơn lẻ, không có tính tổ chức, không có sự liên kết tập thể của những NLĐ với nhau. Thông thường, tranh chấp này phát sinh trong việc thực hiện các quy phạm pháp luật lao động vào từng quan hệ cụ thể như: thực hiện, thay đổi, chấm dứt HĐLĐ, tiền lương, tiền bảo hiểm xã hội.
Tranh chấp lao động tập thể (TCLĐTT) là tranh chấp giữa NSDLĐ với tập thể NLĐ về quyền và lợi ích liên quan đến tập thể NLĐ. Tranh chấp này có thể xảy ra ở 1 bộ phận doanh nghiệp, toàn bộ doanh nghiệp hoặc phạm vi 1 ngành. Yếu tố tập thể không chỉ thể hiện ở chủ thể tranh chấp mà còn ở nội dung tranh chấp, chủ thể tranh chấp,…
Phân biệt TCLĐCN và TCLĐTT
TIÊU CHÍ |
TCLĐCN |
TCLĐTT |
Chủ thể |
-NLĐ hoặc 1 nhóm NLĐ với NSDLĐ |
-Tập thể NLĐ với NSDLĐ |
Nội dung tranh chấp |
-Liên quan đến quyền và nghĩa vụ của 1 cá nhân hoặc 1 nhóm NLĐ, luôn mang tính cá nhân. |
-Liên quan đến quyền và nghĩa vụ của tập thể NLĐ, luôn mang tính tập thể. |
Tính chất |
-TCLĐCN mang tính đơn lẻ, không có sự liên kết của những NLĐ. |
-Mang tính tổ chức, những NLĐ tham gia tranh chấp có sự liên kết chặt chẽ, tạo nên sức mạnh gây áp lực cho NSDLĐ. |
Vai trò của công đoàn |
-Tham gia với tư cách bảo vệ quyền lợi cho NLĐ. |
-Tham gia với tư cách là 1 bên tranh chấp, đại diện cho tập thể NLĐ làm việc với NSDLĐ. |
Thẩm quyền giải quyết |
-Hòa giải viên hoặc Tòa án nhân dân. |
-Hòa giải viên hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc Tòa án nhân dân (đối với TCLĐ về quyền). -Hòa giải viên lao động hoặc Hội đồng trọng tài lao động (đối với TCLĐ về lợi ích). |
Câu 6: Phân tích các nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật lao động hiện hành?
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động theo pháp luật hiện hành
Theo Điều 194 của Bộ Luật lao động 2012 quy định về các nguyên tắc giải quyết TCLĐ như sau:
Tôn trọng, bảo đảm để các bên tự thương lượng, quyết định trong giải quyết TCLĐ.
Bảo đảm thực hiện hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.
Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.
Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết TCLĐ.
Việc giải quyết TCLĐ do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết TCLĐ tiến hành sau khi một trong hai bên có đơn yêu cầu do một trong hai bên từ chối thương lượng, thương lượng nhưng không thành công hoặc thương lượng thành nhưng một trong hai bên đều không thực hiện.
Phần câu hỏi 4đ:
Câu 7: Bằng các quy định của pháp luật hiện hành, anh (chị) hãy phân tích nhằm làm rõ nguyên tắc bảo vệ thu nhập và đời sống cho người lao động?
Nguyên tắc bảo vệ thu nhập và đời sống cho NLĐ
Cơ sở xác định nguyên tắc
Dựa trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, ngay từ đầu những năm đổi mới, phát triển kinh tế theo hướng kinh tế thị trường nhiều thành phần đã xác định mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là “vì con người, phát huy nhân tố con người, trước hết là NLĐ”.
Trên cơ sở lý luận, có thể khẳng định NLĐ bao giờ cũng phải phụ thuộc vào NSDLĐ, cho nên, bảo vệ NLĐ nói chung hay bảo vệ thu nhập và đời sống cho NLĐ nói riêng là điều mang tính thiết yếu, cơ bản nhất, là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước.
Về mặt thực tiễn, quá trình tham gia vào lao động trong nền kinh tế thị trường hiện tại còn rất nhiều nguy cơ, rủi ro luôn đe dọa tới NLĐ như ốm đau, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, thất nghiệp,…
Từ các cơ sở trên, ta thấy được, việc xây dựng các nguyên tắc bảo vệ thu nhập và đời sống cho NLĐ là vấn đề vô cùng cần thiết và quan trọng, cần được nhà nước quan tâm đặc biệt.
(Có thể lược bỏ phần cơ sở ở trên)
Nguyên tắc bảo vệ thu nhập và đời sống cho NLĐ
Có thu nhập là mục đích cơ bản nhất của NLĐ, vì vaajym bảo vệ thu nhập cho NLĐ là 1 trong những nội dung quan trọng của pháp luật lao động hiện hành.
+ Pháp luật quy định về mức thu nhập bắt buộc phải đảm bảo đời sống cho NLĐ thông qua mức lương tối thiểu và khuyến khích NSDLĐ cho NLĐ được hưởng lương cao hơn mức đó.
+ Tiền lương phải căn cứ vào năng suất, chất lượng, hiệu quả của công việc, bảo vệ tiền lương cho lao động nữ, người tàn tật, người chưa thành niên, phải được hưởng tương đương với lao động khác trên cơ sở cùng côn việc.
+ Đối với các trường hợp cung ứng lao động như học nghề, làm thử việc có thu nhập thì phải bảo đảm cho NLĐ được hưởng mức lương phù hợp.
+ Trong quá trình thực hiện lao động, NLĐ bị ngừng việc bởi lý do khách quan hoặc do lỗi chủ quan của NSDLĐ thì trường hợp này, NSDLĐ vẫn phải trả lương cho NLĐ.
+ Hầu hết các trường hợp NLĐ mất việc làm là vì lý do kinh tế -> NLĐ được hưởng phụ cấp mất việc làm.
+ Đảm bảo cho NLĐ được tham gia BHXH để đảm bảo thu nhập cho NLĐ khi bị mất hoặc giảm thu nhập do ốm đau, thương tật, tuổi già, mất,…
Câu 8: Bằng các quy định của pháp luật hiện hành, anh (chị) hãy phân tích nhằm làm rõ nguyên tắc tự do thuê mướn lao động?
Nguyên tắc tự do thuê mướn lao động
Xuất phát từ nhu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường, nhằm cụ thể hóa quyền lao động của công dân trong Hiến pháp.
NLĐ được làm với bất kỳ NSDLĐ nào và với bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.
NLĐ có quyền ký 1 hoặc nhiều HĐLĐ với 1 hoặc nhiều NSDLĐ.
NLĐ có quyền trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức giới thiệu việc làm để tìm kiếm việc làm, có thể tự do lựa chọn nghề và nơi dạy nghề.
Để đảm bảo tự do lao động của NLĐ thì chế độ BHXH cũng được áp dụng thống nhất với NLĐ khi NLĐ dịch chuyển lao động trên thị trường thì chế độ BHXH của họ cũng không thay đổi.
NSDLĐ được Nhà nước đảm bảo để gia nhập thị trường và khuyến khích họ sử dụng nhiều lao động.
Tổ chức quản lý lao động có quyền tuyển dụng lao động theo cách thức, số lượng phù hợp với yêu cầu công việc.
NSDLĐ có quyền quyết định mức lương, thời hạn lao động tạo cạnh tranh trên thị trường.
NSDLĐ có quyền mở rộng hoặc thu hẹp sản xuất để tuyển dụng thêm hoặc chấm dứt HĐLĐ theo quy định của pháp luật.
Câu 9: Bằng các quy định của pháp luật lao động, anh (chị) hãy phân tích để làm rõ chức năng của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động?
Một số khái niệm
Khái niệm Công đoàn
Là 1 tổ chức chính trị xã hội bảo vệ quyền lợi cho tất cả người lao động trong xã hội.
Khái niệm chức năng của Công đoàn
Là những phương diện hoạt động chủ yếu của Công đoàn nhằm thực hiện những nhiệm vụ mà Công đoàn đặt ra.
(Có thể lược bỏ phần khái niệm)
Chức năng của Công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ
Đây là chức năng quan trọng nhất của Công đoàn, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế thị trường.
Đối với NLĐ ra nhập Công đoàn trước hết là để được chăm lo đời sống, được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Vì vậy, để Công đoàn thực hiện được chức năng này, pháp luật cho phép Công đoàn có các quyền sau:
+ Tư vấn, hướng dẫn cho NLĐ hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình khi cam kết hợp đồng và thực hiện chúng.
+ Đại diện cho NLĐ tham gia thương lượng, ký kết và giám sát thực hiện thỏa ước lao động tập thể.
+ Cùng với NSDLĐ xây dựng và giám sát thực hiện thang bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, thưởng.
+ Thương lượng với NLĐ về các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của NLĐ.
+ Tư vấn pháp luật cho NLĐ.
+ Kiến nghị với các cơ quan, tổ chức cầm quyền xem xét, giải quyết quyền và lợi ích của NLĐ bị xâm hại.
+ Tham gia với cơ quan Nhà nước giải quyết các tranh chấp lao động.
+ Tổ chức lãnh đạo đình công.
Câu 10: Anh (chị) hãy phân tích các nguyên tắc pháp lý cơ bản của luật lao động trong việc xử lý kỷ luật người lao động?
Các nguyên tắc pháp lý cơ bản của LLĐ trong xử lý kỷ luật lao động
Điều 123 của Bộ LLĐ 2012 quy định rất rõ về các nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật NLĐ:
Việc xử lý kỷ luật NLĐ được quy định như sau:
NSDLĐ phải chứng minh được lỗi của NLĐ.
Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
NLĐ phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;
Việc xử lý kỷ luật NLĐ phải được lập thành biên bản.
Không áp dụng nhiều hình thưc xử lý kỷ luật lao động đói với 1 hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
Khi một NLĐ đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
Không được xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ đang trong thời gian sau:
Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của NSDLĐ;
Đang bị tạm giữ, tạm giam;
Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;
Lao đông nữ có thai, nghỉ thai sản; NLĐ đnag nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Không xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Câu 11: Trình bày căn cứ bồi thường thiệt hại vật chất trong luật lao động hiện hành?
Căn cứ bồi thường thiệt hại vật chất
Có hành vi vi phạm kỷ luật lao động
Là căn cứ đầu tiên mà NSDLĐ phải xem xét để yêu cầu NLĐ phải có bổi thường thiệt hại về vật chất. Bời vì nếu không có hành vi vi phạm quy định trong nội quy lao động (đối với những doanh nghiệp không có nội quy lao động thì là vi phạm pháp luật lao động) thì NSDLĐ không thể yêu cầu NLĐ phải bồi thường thiệt hại vật chất. Do đó, chỉ khi NLĐ có hành vi vi phạm kỷ luật lao động gây thiệt hại về vật chất, tài sản cho NSDLĐ thì mới phải chịu bồi thường thiệt hại vật chất.
Ngoài ra, nếu các bên có hợp đồng trách nhiệm thì sự vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng trách nhiệm cũng là cở sở để xử phạt.
Có thiệt hại về vật chất
Đây là căn cứ không thể thiếu của trách nhiệm bồi thường vật chất. Vì mục đích của trách nhiệm vật chất là buộc NLĐ phải bồi thường hay khôi phục lại những thiệt hại về vật chất cho NSDLĐ do hành vi vi phạm kỷ luật lao động của NLĐ gây ra. Do đó, nếu không có thiệt hại về tìa sản thì không đặt ra vấn đề bồi thường thiệt hại vật chất được.
Thiệt hại vật chất là những tổn thất có thể tính được bằng tiền, bao gồm thiệt hại trực tiếp và gián tiếp. Trong đó:
+Thiệt hại trực tiếp được hiểu là thiệt hại do chính hành vi lao động gây ra bao gồm: giảm sút, mất mát tài sản của NSDLĐ.
+ Thiệt hại gián tiếp là lọi nhuận bị bỏ lỡ, thu nhập đáng ra có được nếu không có hành vi vi phạm của NLĐ.
Trong quan hệ lao động, NLĐ chỉ phải chịu bồi thường thiệt hại trực tiếp mà không phải bồi thường thiệt hại gián tiếp.
Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm kỷ luật lao động và thiệt hại vật chất
Hành vi vi phạm kỷ luật lao động là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới thiệt hại về vật chất. Thiệt hại vật chất là kết quả tất yếu do hành vi vi phạm kỷ luật lao động gây ra.
Phải có lỗi của người vi phạm
Lỗi là thái độ tâm lý của NLĐ có hành vi vi phạm kỷ luật lao động gây thiệt hại về tài sản, vật chất cho NSDLĐ.
Phải có lỗi của NLĐ thì mới có căn cứ để quyết định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của NLĐ. Tuy nhiên, phải xác định rõ là lỗi vô ý hay cố ý có như vậy mới áp dụng được hình thức xử phạt phù hợp.
Ngoài ra, để việc bồi thường thiệt hại vật chất có hiệu quả thì còn cần phải xem xét các yếu tố khác như: nhân thân, hoàn cảnh gia đình của NLĐ,…
Câu 12: Phân tích các dấu hiệu cơ bản của đình công?
Các dấu hiệu cơ bản của đình công
Đình công biểu hiện bằng sự nghỉ việc của nhiều người
Sự ngừng việc của nhiều người là dấu hiệu cơ bản nhất của đình công, liên kết với các dấu hiệu khác tạo nên hiện tượng đình công, sự ngừng việc thể hiện ở phản ứng của NLĐ: không làm việc, không xin phép mặc dù biết trước là NSDLĐ không đồng ý. Trong ý thức của NLĐ, sự ngừng việc chỉ có tính chất tạm thời, không bỏ việc, không làm cho người khác, trong thời gian đình công, quan hệ lao động vẫn tồn tại và NLĐ vẫn trở lại làm việc sau đình công.
Đình công phải có sự tự nguyện của NLĐ
Điều này thể hiện ở ý chí của NLĐ kể cả người lãnh đạo đình công, đều là sự nghỉ việc có tính tự nguyện. Nếu có thế lực ép buộc NLĐ nghỉ việc thì đó không phải là đình công.
Đình công luôn có tính tập thể
Sự nghỉ việc này có tính tập thể nghĩa là ý chí của NLĐ và tập thể NLĐ phải trùng hợp. Đối với trường hợp NLĐ đơn phương nghỉ việc thì rất có thể bị kỷ luật với hình thức sa thải, nhưng nếu nhiều NLĐ cùng kết hợp với nhau, cùng chung ý chí, mục đích và ngừng việc thì đó là đình công. Như vậy, tính tập thể là dấu hiệu không thể thiếu của đình công. Tính tập thể có thể là toàn bộ, đa số, hoặc 1 số lượng lao động trong một bộ phận cơ cấu của 1 doanh nghiệp, của 1 ngành, 1 vùng.
Tính tổ chức của đình công
Tính tổ chức được hiểu là sự ngừng việc có chủ đích, có phối hợp, có thống nhất về ý chí, mục đích hành động trong phạm vi những người tham gia đình công khi chuẩn bị và tổ chức đình công luôn có sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của 1 số người và có sự chấp hành, phối hợp của những người khác. Trong phạm vi đình công, những người tham gia đình công thường tiến hành theo 1 trật tự do họ xác lập.
Trong trường hợp do ảnh hưởng của tranh chấp lao động mà có sự ngừng việc của nhiều người nhưng mỗi người lại không có sự liên kết, liên hệ với nhau thì đó không phải là đình công. Do đó, tính tổ chức là một trong những dấu hiệu và là điều kiện để quyết định sự thắng lợi của đình công.
Mục đích của đình công là nhằm đạt được những yêu sách về quyền và lợi ích mà những người thực hiện quan tâm
Ngừng việc chỉ là biểu hiện, là cách gây sức ép với NSDLĐ để đạt được mục đích của đình công. Mục đích của đình công là yêu sách về quyền và lợi ích, những yêu sách này thường gắn với lợi ích nghề nghiệp trong phạm vi những người lao động. Nếu ngừng việc mà không gắn với yêu cầu nào thì đó không phải là đình công.
luật lao động công tác xã hội