Insane

⊹Trang chủ ⊹Liên hệ



...Date : 21-11-2024...
Nội Dung:

đề cương ctxh trong bệnh viện

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN

PHẦN CÂU HỎI BÀI TẬP

Câu 1: Vận dụng giai đoạn thảo luận trong liệu pháp tâm lý gia đình vào trường hợp cụ thể.

Trả lời:

  1. Miêu tả trường hợp bị rối loạn tâm thần.

- Em Nguyễn Thị H năm nay 14 tuổi, sau cú sốc tâm lý lớn do bị gia đình ngăn cấm kịch liệt chuyện yêu đương em đã bị mắc bệnh tâm thần:

- Có những biểu hiện bất thường về cảm xúc, hành vi như sau:

  • Em rất dễ bị kích động, thường có những hành động đập phá, la hét vô cớ, hành hung người thân và hàng xóm.

  • Luôn luôn khép kín, thu mình, không chịu giao tiếp với ai, không chịu tiếp xúc với bất kì người nào kể cả bố mẹ, người thân, tính tình thì khô lạnh.

  • Không chịu ăn uống gì nhưng một khi đã ăn thì ăn rất nhiều và liên tục.

  • Tính khí vui buồn, giận dữ thất thường. Mọi cảm nhận về giác quan, vận động, ý nghĩ, hành vi cảm xúc đều diễn ra ngoài ý muốn của mình

- Biểu hiện về ngôn ngữ

  • Ngôn ngữ bị rối loạn: nói nhiều, nói nhanh hơn tốc độ bình thường và bao gồm trong đó những âm thanh vô nghĩa. Lời mà họ nói ra không phù hợp với tình huống và mục đích giao tiếp, cấu trúc ngữ pháp lạ, khó hiểu, tư duy sai lệch.

- Tư thế tác phong

  • Đi lang thang vô định không có mục đích và trong trạng thái thẫn thờ.

  • Đứng ngồi không yên.

  • Cả ngày em luôn lắc đầu không ngừng.

  • Hay lẩm bẩm một mình, cười nói vô cớ

  1. Miêu tả đặc điểm gia đình

- Vận dụng liệu pháp tâm lý gia đình để giải quyết trường hợp của em H. Sau giai đoạn nghiên cứu, tìm hiểu gia đình nhà trị liệu đã tìm ra nguyên nhân mắc bệnh của em H là do gia đình ngăn cấm chuyện yêu đương của em, nhất là bố em thường xuyên đánh em và mẹ em thì mắng chửi thậm tệ cả em và bạn trai của em. Dẫn đến em bị sốc tâm lý và dẫn đến căn bệnh tâm thần. Bố mẹ em thì thường rất bận làm ăn và không có thời gian quan tâm đến con cái

  1. Vận dụng giai đoạn 2 – giai đoạn thảo luận để giải quyết

- Đây là trường hợp cha mẹ và con cái xung đột rất gay gắt với nhau nên nhà trị liệu trong những buổi thảo luận sẽ hẹn gặp bố mẹ của H trước, sau đó mới tiến hành gặp chung để giải quyết.

- Nội dung thảo luận:

  • Tình trạng bệnh của em H

  • Bầu không khí tâm lý gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng bệnh của H.

  • Vai trò, trách nhiệm của gia đình đối với con cái, hiệu quả của quá trình điều trị, ngăn ngừa bệnh tái phát.

- Quy trình thảo luận

  • Thông báo cho bố mẹ H về tình trạng bệnh của H.

  • Hội thoại: Bố mẹ H không tin em bị mắc bệnh tâm thần, họ cho rằng những biện pháp họ dạy con chỉ là cách giáo dục có phần hơi nghiêm khắc để con sợ mà tránh xa tình trạng yêu sớm.

  • Tranh luận: Nhân viên CTXH hỏi về quan điểm, suy nghĩ của bố mẹ H về vấn đề yêu sớm. Họ cho rằng H yêu quá sớm sẽ ảnh hưởng nhiều tới học tập, chỉ có thể bằng cách nghiêm khắc đánh đập thì H mới sợ mà không tái diễn tình trạng yêu sớm nữa. Nhân viên CTXH giải thích cho bố mẹ H hiểu về việc đánh đập sẽ làm tổn thương H cả về mặt thể chất lẫn tình thần, làm em mất niềm tin vào cha mẹ và gia đình, em khôn g có chỗ dựa tâm lý và trở nên tuyệt vọng. Trò chuyện với con như 2 người bạn sẽ giúp giải quyết được vấn đề.

  • Bố mẹ H không dành thời gian cho con, họ chỉ nhìn thấy những điểm xấu mà không nhìn thấy những mặt tốt của con mình. Họ cho rằng họ đã phải đi kiếm tiền mệt mỏi thì con họ phải có nghĩa vụ ngoan ngoãn và không được làm họ phiền lòng.

  • Nhân viên CTXH qua quá trình tranh luận sẽ phải giúp cho bố mẹ H hiểu ra lứa tuổi của em là lứa tuổi hết sức nhạy cảm, bố mẹ làm như vậy sẽ chỉ khiến tình trạng bệnh tồi tệ thêm. Cách dạy con không hợp lý sẽ phản tác dụng. Sau khi họ hiểu ra vấn đề sẽ giúp họ vạch ra được các phương pháp giáo dục, thuyết phục con hiệu quả

Câu 2: Vận dụng giai đoạn tọa đàm tâm lý nhóm trong việc điều trị nhóm bệnh nhân cụ thể?

Trả lời:

- Nhóm bệnh nhân trầm cảm sau sinh

- Mô tả nhóm bệnh nhân:

- Biểu hiện về ngôn ngữ, nhận thức:

  • Họ luôn có ý nghĩ tự tử, tự buộc tội bản thân mình, luôn bi quan.

  • Họ thường nói những câu “tôi buồn”, “tôi chán”.

  • Mất tập trung, đãng trí, mau quên

- Cảm xúc

  • Hay cáu gắt, nổi khùng vô cớ

  • Từ chối tất cả, tỏ ra ghét cả đứa con của mình

  • Thi mình khép kín, không quan tâm đến sinh hoạt, vui chơi

  • Không quan tâm đến sức khỏe của mình

- Hành vi, tác phong

  • Ức chế về tâm thần, vận động: cử chỉ chậm chạp, thờ ơ với mọi thứ, nét mặt ít biểu cảm, hay nghĩ đến việc hành hạ bản thân

  • Chủ đề tọa đàm: “Chăm sóc bản thân sau sinh”

Do suy nghĩ bị lệch lạc về sự biến đổi cơ thể, về thái độ của mọi ng với mình dẫn đến trầm cảm sau sinh. Và vấn đề thường xuất hiện gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các bà mẹ là không biết tự chăm sóc bản thân nên chọn chủ đề là “Chăm sóc bản thân sau sinh”.

  • Mục đích: nhằm tạo sự lạc quan trong cuộc sống, giúp bệnh nhân củng cố nhận thức với tính tích cực đã được hình thành trước làm thay đổi hành vi ứng xử, biết chăm sóc bản thân hơn, quan tâm hơn đến mình, yêu thương mình hơn, tìm được cho mình những niềm vui trong cuộc sống.

  • Mô tả cach thức tiến hành:

- Nhà trị liệu đóng vai trò tổ chức, điều hành, dẫn dắt sau đó dần dần hình thành hội thoại, thảo luận giữa các bệnh nhân với nhau, đóng góp ý kiến cho nhau, thảo luận, góp ý để đi đến thống nhất.

- Nhà trị liệu tổng kết lại, nhấn mạnh lại ý kiến thống nhất để giúp nhóm bệnh nhân thay đổi tìm được niềm vui trong cuộc sống. Biết được những kĩ năng rèn luyện, thư giãn, làm đẹp lấy lại vóc dáng.

  • KL: qua buổi tọa đàm làm cho nhóm BN thay đổi ý kiến, quan điểm của mình sao cho đúng. Biết cách tự chăm sóc bản thân và tìm được những niềm vui trong cuộc sống

Câu 3: Vận dụng liệu pháp giải thích hợp lý trong việc trị liệu tâm lý các nhân cho bệnh nhân.

Trả lời:

Tình huống cụ thể:

Chị Nguyễn Thị H đang mang thai tháng thứ 4. Chị sống cùng chồng và bố mẹ chồng. Chị đã có một con gái 6 tuổi, khi chị bắt đầu có thai cháu thứ 2, chị rất vui mừng và chị mong con chị sẽ là con trai. Nhưng khi siêu âm, bác sĩ thông báo kết quả là con gái, kể từ hôm khi biết là con gái chị tỏ ra rất buồn, ủ rũ, mất ăn mất ngủ. Gia đình chồng và gia đình chị đã động viên, an ủi nhưng chị vẫn như vậy từ lúc mang thai đến giờ. Chồng chị rất lo lắng và đưa chị đến gặp nhà trị liệu

  • Mô tả dấu hiệu bệnh

- Biểu hiện về ngôn ngữ, nhận thức

  • Chị H thường nói những câu như “tôi buồn, tôi chán, tôi ghét đứa con này”.

  • Mất tập trung, mau quên

  • Buộc tội bản thân tại sao mình lại mang thai con gái mà lại không phải con trai

- Cảm xúc

  • Từ chối tất cả

  • Cáu gắt, nổi khùng vô cớ

  • Thu mình khép kín, không quan tâm đến sinh hoạt

- Hành vi tác phong

  • Cử chỉ chậm chạp, thờ ơ với mọi thứ, nét mặt ít biểu cảm.

  • Cách thức tiến hành

- Tiến hành tìm hiểu chị H.

  • Bao gồm các triệu chứng của bệnh, các sang chấn tâm lý gây ra bệnh, diễn biến của các triệu chứng. Chị H bị hụt hẫng, khi nói mà chị đang vui mừng mong là mình có con trai nhưng kết quả siêu âm lại là con gái. Dẫn đến việc chị buồn rầu, lo lắng, không quan tâm mọi thứ trong thời gian dài. Vì vậy cần tiếp xúc, trò chuyện với chị bằng thái độ ân cần, thiện cảm. Thu thập các tài liệu liên quan đến chị, kết quả khám bệnh, xét nghiệm xem tình trạng của chị đang ở mức độ nào.

- Giải thích hợp lý cho chị H hiểu:

  • Giải thích một cách cặn kẽ, đầy đủ và có tính thuyết phục để giúp chị H hiểu được bệnh tật của mình, cơ chế phát sinh của bệnh, tiến triển của ác triệu chứng đồng thời phải giải thích cho họ phương thức điều trị để giúp cho chị tin tưởng hoàn toàn và yên tâm vào quá trình điều trị

  • Lưu ý:

- Nhà trị liệu chọn thời điểm thích hợp để giải thích

- Khi tiến hành giải thích cần chú ý cách sử dụng từ ngữ đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, các vấn đề trình bày lôgic.

Câu 4: Xây dựng kế hoạch cho việc phục hồi chức năng tâm lý xã hội và lao động nghề nghiệp cho 1 bệnh nhân bị rối loạn tâm thần cụ thể.

Trả lời:

Trường hợp bệnh nhân mắc tâm thần phân liệt. Dạng bệnh tâm thần phân liệt: hoang tưởng bị truy hại

Chị Nguyễn Thị H là giám đốc của 1 xưởng may. Xưởng may của chị đang ngày càng phát triển và mở rộng thêm. Từ khi xưởng may được thành lập đã đem lại rất nhiều lợi nhuận cho chị cũng như đáp ứng được nhu cầu về việc làm cho người dân trên địa bàn. Nhưng không may, vào cuối năm ngoái xưởng của chị đã bị trộm đột nhập và lấy đi một số thiết bị quan trọng. Và hiện tại thì xưởng vẫn đang cố gắng khắc phục để trở lại hoạt động bình thường. Nhưng về phía chị H, kể từ sau vụ trộm đó chị trở nên lo lắng, sợ hãi hơn. Đặc biệt về phía công an vẫn chưa bắt được tên trộm nên chị càng bất an nhiều hơn. Không những lo lắng, sợ hãi tột cùng mà chị còn hoang tưởng tên trộm đó sẽ tìm chị để giết hại chị. Trước tình hình trên chồng chị đã đưa chị đến gặp nhà trị liệu:

  • Mô tả dấu hiệu:

- Hành vi, cảm xúc.

+ Dễ bị biến động, la hét vô cớ, hoảng loạn, đập phá.

+ Vui buồn, giận dữ thất thường

  • Mọi cảm xúc chị đều không làm chủ được

- Ngôn ngữ

+ Rối loạn ngôn ngữ: chị nói quá nhiều, nói nhanh hơn mức bình thường nhưng lại không phug hợp với tình huống giao tiếp

- Tư thế tác phong

+ Đứng ngồi không yên: chị đi lại rất nhiều lần trong phòng

  • Xây dựng kế hoạch phục hồi chức năng tâm lý xã hội

    STT

    Nội dung công việc

    Biện pháp thực hiện

    Kết quả cần đạt

    Ghi chú

    1

    Tham gia các câu lạc bộ như:

    - Câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ cho ng bị tâm thần phân liệt

    Cho các bệnh nhân cùng nhau hát, múa những bài đơn giản. Mời từng bạn lên hát

    Khôi phục được kĩ năng tự tin trước đám đông

    - Tham gia câu lạc bộ rèn luyện sức khỏe

    Dạy cho bệnh nhân những động tác thể dục đơn giản: các bài thể dục theo nhóm (từ 3 đến 5ng).

    Khôi phục kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng ứng xử

    2

    Tham gia các buổi đi dã ngoại, du lịch

    Tổ chức các hoạt động vui chơi, tìm hiểu đặc điểm tự nhiên nơi đang dã ngoại

    Khôi phục kĩ năng quan sát, kĩ năng hợp tác cùng ng khác

    3

    Tham gia thăm hỏi các thành viên trong nhóm khi bị ốm đau

    Tổ chức cho BN đến nhà thành viên bị bệnh để hỏi han chia sẻ

    Khôi phục kĩ năng chia sẻ với ng khác.

    4

    Tham gia các buổi sinh hoạt của nhóm với các chủ đề khác nhau

    Giúp bệnh nhân nói lên tâm tư, nguyện vọng, những khó khăn hay những ưu điểm về năng lực của bản thân

    Khôi phục kĩ năng giao tiếp, khả năng chia sẻ

    5

    Mời các chuyên gia, các cán bộ chuyên môn, bác sĩ đến sinh hoạt cùng bệnh nhân

    Cung cấp những thông tin cần thiết về thuốc, cách phòng bệnh khi tái phát…bệnh nhân có thể hỏi về các thông tin liên quan đến bệnh của mình. Mỗi bệnh nhân chia sẻ về quá trình điều trị bệnh

    Khôi phục kĩ năng giao tiếp, kĩ năng đặt câu hỏi, kĩ năng chia sẻ.

  • Xây dựng kế hoạch phục hồi chức năng lao động ngề nghiệp

STT

Nội dung công việc

Biện pháp thực hiện

Kết quả cần đạt

Ghi chú

1

Tham gia đào tạo về lý thuyết

- Mở các lớp học dạy nghề cho bệnh nhân (nghề may)

Cho bệnh nhân tham gia học tập vào lớp dạy lý thuyết:

- Trình chiếu ác đoạn video về nghề của bệnh nhân

Giúp bệnh nhân có ấn tượng về nghề, bước đầu làm quen với công việc.

- tạo hứng thú cho bệnh nhân

2

Tham gia các buổi thực hành nghề

Cho BN bắt đầu thực hiện công việc từ bước đơn gải nhất tạo hứng thú cho bn bằng cách tổ chức cuộc thi giữa các cá nhân hoặc giữa các nhóm với nhau (phải có ng kèm cặp tránh xảy ra nguy hiểm cho BN)

Bắt đầu làm quen với công việc

- Tạo hứng thú cho BN

- Tăng thêm sự yêu thích về công việc


Designed by Khải Thiếu Gia @2017
page facebook: CẢM ÂM SÁO TRÚC VŨ GIA
Thanks to Xtgem.com