XtGem Forum catalog

⊹Trang chủ ⊹Liên hệ



...Date : 21-05-2024...
Nội Dung:

ĐỀ CƯƠNG: CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI NGHIỆN, MẠI DÂM.
Câu 1: Chất gây nghiện là gì? Trình bày cách phân loại chất gây nghiện?
1/Khái niệm chất gây nghiện.
- Theo WHO: Chất gây nghiện là bất kì chất nào khi đưa vào cơ thể sẽ làm thay đổi các chức năng thực thể,tâm lý. Tác động đến hệ thần kinh, hệ tim mạch, hệ vận động. Làm thay đổi nhận thức, tư duy, tình cảm, hành vi.
- Theo luật phòng chống ma túy (2000) của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam: Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh để gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
- Người nghiện theo quan điểm hiện nay: Hiện nay coi người nghiện là con bệnh và được coi là bệnh mãn tính.
*Tình trạng nghiện : là những thói quen cố hữu, khó thay đổi, khó bỏ, lệ thuộc vào chất gây nghiện
* Người nghiện chuyển thành con bệnh : xem nghiện như một căn bệnh mãn tính luôn luôn phải cần thuốc, phụ thuộc vào thuốc.
* Hình thái sử dụng CGN : hút, hít, nhai thuốc,uống, tiêm chích
2/Cách phân loại chất gây nghiện.
Có rất nhiều cách phân loại CGN khác nhua, thông thường chất gây nghiện được phân loại như sau :
 Chất gây nghiện là thuốc chữa bệnh và không phải là thuốc.
- Thuốc cũng là một loại chất gây nghiện.Thuốc là một loại hóa chất được sử dụng trong điều trị , chữa bệnh, phòng chống, chẩn bệnh hoặc sử dụng để tăng cường thể chất hoặc tâm thần cho con người nếu không thể dung cách khác.
VD : Thuốc được dùng theo chỉ dẫn của thầy thuốc như moocphin, seduxen, benzo ( an thần gây ngủ dạng nhẹ), thuốc ho dạng lỏng..
 Chất gây nghiện tác động tới hệ thần kinh trung ương :
CGN tác động thần kinh là loại đáng quan ngại nhất trong xã hội vì chúng tác động nên não bộ làm thay đổi cấu trúc , chức năng vỏ não và tế bào thần kinh đồng thời thay đổi lối suy nghĩ, tình cảm hoặc hành vi con người.
* CGN giảm trì ( ức chế) thần kinh :
- Chất gây nghiện này tác động đến khả năng tập trung tư tưởng, phối hợp hành động, giảm suy nghĩ, phản ứng.Với liều lượng nhẹ thì chất này làm cho con người cảm thấy thư giãn, bình tĩnh, dễ chịu. Với liều lượng mạnh chúng có thể dẫn tới tử vong.
VD : rượu, cần sa, mocphin,methadone,codein
* CGN kích thích :
- Làm tăng tốc độ hoạt động của não vì thế người sử dụng chất này thấy rất tỉnh táo, lanh lợi, tự tin hơn, làm tăng nhịp tim , thân nhiệt và huyết áp.
+ Với liều lượng mạnh thì chất này làm cho người ta thấy hồi hộp, lo sợ, lên cơn động kinh, nhức đầu, hung hăng, đa nghi. Các laoij chất gây nghiện kích thích :
. CGN kích thích nhẹ: cafein ( trong café, trà, nước cola); chất nicotin ( thuốc lá) ; thuốc ho ( siro)
. CGN kích thích mạnh : amphetamine, cocain , dopig dùng trong hoạt động thể dục thể thao..
* CGN gây ảo giác :
- Đặc điểm:Nó ảnh hưởng đến những gì người ta nhìn thấy và những gì người ta tưởng tượng là họ nhìn thấy. Họ thường nhìn thấy và nghe thấy gì không có thật, có cảm giác bồng bềnh trôi nổi.
- Tác dụng của CGN ảo giác : giãn đồng tử , ăn mất ngon , năng động, nói hoặc cười nhiều, nghiến hàm, toát mồ hôi buồn nôn đa nghi..
VD : thuốc lắc, ma túy đá… Chất gây nghiện hợp pháp hoặc bất hợp pháp.
*Chất gây nghiện hợp pháp
- Là những chất hóa học có ảnh hưởng đến hệ thân kinh trung ương, nó được sử dụng như một loại chất kích thích tinh thần nhằm đem lại sự vui thích, để thử một trải nghiệm.
- Là chất gây nghiện được sử dụng với sự cho phép của nhà nước và của các cơ quan chức năng hoặc những chất gây nghiện có tác động trong lĩnh vực thư dãn, giải trí, trong thức ăn,đồ uống
VD : cà phê, thuốc lá, hạt trầu không, rượu
- CGN hợp pháp còn được sử dụng trong y tế vì mục đích điều trị bệnh : mocphin, chất an thần, thuốc ho
* CGN không hợp pháp : Là những chất gây nghiện được tồn tại và lưu thông trong thị trường nhưng không thuộc sự quản lí của nhà nước. Nó liên quan trực tiếp tới lợi nhuận kinh doanh của thế giới ngầm.
- Phân loại về nguồn gốc, xuất xứ CGN :
+ Tự nhiên : dưới dạng lá, hoa, quả, thân , rễ cây. VD : lá cần sa, hoa anh túc
+ Bán tự nhiên : vừa tổng hợp vừa bán tự nhiên
+ Tổng hợp : hoàn toàn ko có cây cỏ.
=> KL: Như vậy không có cách phân loại nào là hoàn chỉnh mà chỉ tùy thuộc vào nhận thức, quy định pháp luật của từng quốc gia, lãnh thổ.
Câu 2: Phân tích vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc phòng chống mại dâm và lây nhiễm HIV/AIDS?
Trả lời:
 NVCTXH cần :
- NVCTXH trước hết cần phải có sự hiểu biết đầy đủ về phòng chống HIV/ AIDS
- NVCTXH phải được trang bị và nắm vững những kiến thức kĩ năng truyền thông, các cách tiếp cận chăm sóc người bệnh đạt được hiệu quả
- NVCTXH cùng với các cơ quan chức năng có liên quan phải ngăm ngừa giảm thiểu tình trạng mại dâm và HIV/ AIDS
- Huy động, tìm kiếm các nguồn lực trợ giúp cho người nhiễm HIV được hưởng các dịch vụ chăm sóc tốt nhất từ công đồng.
- Tổ chức các nhóm tự lực, cung cấp cho họ những thông tin cần thiết trong việc phong chống lây nhiễm HIV và cách chăm sóc sức khỏe
- nâng cao sự nhận thức, và giáo dục đến đông đảo người dân về phòng chống HIV, và bài lùi tệ nạn mại dâm
- Xây dựng cuộc sống lịch sự văn minh, tham gia vào các hoạt động xã hội..
- Cùng với các cơ quan tổ chức xây dựng các khung hành lang pháp lý, các chính sách hỗ trợ cho người nhiễm HIV
Đặc biệt NVCTXH có vai trò quan trọng trong việc là giảm kì thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.
- Kì thị là thái độ thành kiến và phân biệt đối xử với những người chúng ta cho là “ khác người”.
-Các loại kì thị : Tự kì thị ; cảm thấy bị kì thị ; bị kì thị
- Nguyên nhân dẫn đến kì thị :
+ Do thân phận, địa vị, sự giàu nghèo,tính cách, cách suy nghĩ , tư duy, giới tính, nghề nghiệp; giáo dục; nền tảng văn hóa…những người nghiện,người nhiễm HIV
- Hậu quả của sự kì thị :
+ Khiến người sử dụng ma túy , người bệnh ngày càng xa lánh cộng dống
+ Ngăn cản họ tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ xã hội
+ Tác động tiêu cực đến hành vi dự phòng dùng bơm kim tiêm sạch, sử dụng BCS, xét nghiệm HIV..
+ Gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng chăm sóc bệnh nhân + HIV do thái độ và hành vi không đúng mực của nhân viên y tế, nhân viên CTXH và người khác
-Biện pháp giảm kì thị và phân biệt đối xử :
+ Lồng nghép, nâng cao vai trò của nhân viên CTXH trong việc nâng cao nhận thức cho người dân về HIV/ AIDS : các kiến thức về bệnh, cách phòng tránh, đường lây và không lây của bệnh.. Khi đó người dân sẽ có nhận thức đúng về người nhiễm HIV thì lúc đó họ sẽ có thái độ bao dung , giúp đỡ người bệnh hơn.
+ Có biện pháp trợ giúp chăm sóc người nhiễm HIV về mặt y tế, pháp luật, kinh tế cho người bị kì thị
+ NVCTXH cần nâng cao vai trò giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân trong việc giảm thiểu sự kì thị và phân biệt đối xủ với người nhiễm HIV
VD : Con em của người nhiệm HIV thường bị bạn bè xa lánh, các bậc phụ huynh không cho con họ chơi hay đến gần. Lúc này nhân viên CTXH cần phải tuyên truyền, vận động chính quyền, nhà trường thuyết phục và đưa ra những thông tin cần thiết để họ hiểu và ngăm ngừa giảm thiểu tình trạng kì thị diễn ra.
 Nhân viên CTXH cần hỗ trợ làm giảm tác động của HIV/ AIDS đối với kinh tế, xã hội :
- Nhân viên CTXH cần phải tìm kiếm, huy động các nguông lực dịch vụ trog việc trợ giup vay vốn tín dụng để phát triển kinh tế tạo thu nhập cho gia đình người nhiễm HIV để họ có được cuộc sống ổn định.
VD : các khoản vay vốn từ ngân hàng Chính sách xã hội…
- Định hướng cho họ trong việc tìm kiếm việc làm, cung cấp cho họ các thông tin, kĩ năng cần thiết để họ có thể làm việc và hòa nhập cộng đồng
Vd : Hướng dẫn họ cách xây dựng các mô hình kinh tế tại gia đình như trồng rau sạch, lợn sạch,…
- Tạo điều kiện cho họ được tiếp cận với các cơ sở đào tạo, dạy nghề để họ có thể được đào tạo, tập huấn, nâng cao tay nghề có việc làm ổn định đảm bảo thu nhập.
VD : Các cơ sở đào tạo dạy nghề thủ công, chế tạo máy, xưởng gỗ, cơ khí cho người nhiễm HIV.
 Trong lĩnh vực y tế :
- Nhân viên CTXH cùng với các cơ quan tổ chức có liên quan nghiên cứu, hoạch định chính sách trợ giúp cho người nhiễm HIV về cách chăm sóc sức khỏe, phòng chống lấy nhiễm
Vd : Hướng dẫn họ cách sinh hoạt hàng ngày tránh lây nhiễm cho người xung quanh
- Hướng dẫn cấp phát cho họ sử dụng bơm kim tiêm sạch, tránh tình trạng lây nhiễm
- Chăm sóc người nhiễm HIV bằng các biện pháp, các liệu pháp có hiệu quả như dùng thuốc kháng ARV ; hay uống thuốc methdon cho người nghiện mà túy, vaccine và liệu pháp gen.
VD : Hiện nay có rất nhiều người nghiện ở các thành phố lớn được điều trị nghiện thông qua phương pháp uống mathadon và tha gia vào các câu lạc bộ tự lực …
- Đảng và nhà nước ta cũng rất quan tâm và chú trọng đến công tác giảm thiểu và ngăn chặn HIV/ AIDS lây lan trong cộng đồng. Nhân viên CTXH có vai trò kết nối người nhiễm HIV với các dịch vụ y tế như : Các bệnh viện ,các trung tâm y tê dành cho người nhiễm HIV cũng ngày càng nhiều; các trung tâm tư vấn cho người nhiềm HIV nhằm tạo điều kiện cho họ được hưởng các dịch vụ tốt nhất từ cộng đồng.
VD : Các trung tâm y tế các xã phường, các trung tâm ý tế dự phòng…
Câu 3 : Phân tích khái niệm nghiện, người nghiện nguyên nhân và hình thái sử dụng CGN.
Trả lời:
Các khái niệm :
* Khái niệm nghiện
-Nghiện là trạng thái bệnh lý tâm thần, phát sinh do lạm dụng các chất gây nghiện.
- Nghiện là 1 hiện tượng trạng thái tâm lý tinh thần thường để lại dấu ấn ró nét trên vỏ não và hiện tượng này khó có thể từ bỏ được.
- Theo hiệp hội y khoa học Mỹ, nghiện là 1 loại bệnh mãn tính, tiến triển và dễ gây tử vong.
- Người nghiện là những người sử dụng lâu dài chất gây nghiện làm họ buộc phải tìm kiếm và sử dụng mặc dù đã biết hậu quả về sức khỏe và xã hội liên quan đến việc sử dụng.
Nguyên nhân sử dụng chất gây nghiện.
* Nguyên nhân chủ quan:
-Nhận thức: trình độ văn hóa, kiến thức về xã hội và tự nhiên còn hạn chế, kinh nghiệm sống còn nghèo nàn. Nhưng vẫn có 1 bộ phận người có văn hóa cao, kinh tế khá giả vẫn mắc nghiện.
- Các yếu tố di truyền: Đóng 1 vai trò quyết định trong nhiều trường hợp. Gen là nhân tố quan trọng đối với việc phát triển chứng nghiện rượu.
- Tình cảm, ý chí: Những người nghiện thường là thiếu thốn tình cảm gia đình, trục trặc trong đời sống hôn nhân, thất bại trong công việc làm ăn. Khi cai nghiện thường thiếu quyết tâm, kiên trì và dễ bị tái nghiện.
- Hành vi thói quen: Lối sống, cách hành xử của cá nhân là kết quả của nhận thức, tình cảm, ý chí. Mỗi cá nhân có hành vi ứng xử khác nhau trong cuộc sống…
* Nguyên nhân khách quan:
- Môi trường gia đình trong sạch, lành mạnh không có người sử dụng chất gây nghiện chính là mục tiêu chúng ta cần hướng tới trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội.
- Truyền thống, tập quán sinh hoạt của 1 số nhóm dân cư, dân tộc
- Do sự hấp dẫn, sức hút mãnh liệt, sự lôi cuốn kỳ lạ của chất gây nghiện. Đây là nguyên nhân khiến con người dễ bị lệ thuộc và khó từ bỏ được nó.
- Do môi trường xã hội bao gồm sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền trong sản xuất, tiêu thụ chất gây nghiện, các chế tài dành cho từng đối tượng vi phạm…
Hình thái sử dụng chất gây nghiện.
1
( Vẽ mô hình tam giác) 2
1. Nghiện
2. Dùng nhiều 3 3
3. Dùng có mục đích : lái xe, y tế
4.Dùng thử 4

- Ước tính tỉ lệ người thử sử dụng chất gây nghiện trở thành nghiện :
+ Thuốc lá tỉ lệ 1/3 người
+ Heroin : 1/4/-5 người
+ Cocain : 1/6 người
+ Rượu : 1/7-8 người
+ Cần sa lá : 1/9 – 10 người
+ Thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc gây mê : 1/11 người
+ Thuốc tâm thần : 1/20 người
+ Chất gây nghiện dưới dạng hít : 1/20 người

Câu 4: Phân tích vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc xây dựng mô hình hệ thống dịch vụ toàn diện cho người nghiện?
Mục đích của mô hình hệ thống xây dựng dịch vụ toàn diện nhẳm giúp cho NHCTXH xác định được mô hình can thiệp phù hợp dựa trên việc xem xét các biện pháp can thiệp có thể sử dụng để giải quyết những tác động mà CGN gây ra cho xã hội .
- Tạo ra 1 hệ thống dịch vụ và tập trung vào chăm sóc liên tục toàn diện cho các đối tượng sử dụng chất gây nghiện.
- Giảm tác hại về sức khỏe cho người nghiện và tránh lây nhiễm bệnh cho người khác.
- Giảm tác hại về mặt xã hội như các vấn đề gia đình, kì thị, tội phạm, mất trật tự xã hội.
- Tăng hiệu quả của các biện pháp tác động đồng thời giảm chi phí của các can thiệp.
- Mỗi biện pháp can thiệp đều có những tác động khác nhau tới người nghiện và tạo ra ở họ những phản ứng đồng thuận hay đối lập.
 Có 3 nhóm dịch vụ để giải quyết những tác động mà chất gây nghiện gây ra cho xã hội :
1/Dự phòng
*Thi hành pháp luật , xây dựng khung hành lang pháp lý:
- Mục tiêu : Kiểm soát cách thức sản xuất, buôn bán, sử dụng CGN, thiết lập chế tài xử phạt đối với việc vi phạm pháp luật. Các chế tài xử phạt có tác dụng răn đe,ngăn ngừa mọi người phạm pháp
- Các thành phần của hệ thống pháp luật: công an, nhà tù, quan tòa, hệ thống tòa án..Mỗi thành phần đều giữ vị trí , vai trò, chức năng, nhiệm vụ khác nhau.
- Các biện pháp :
+ Thi hành pháp luật- ngăn cấm
. Ưu điểm : Kiểm soát thị trường về CGN như sản xuất, buôn bán CGN và tình hình sử dụng CGN
. Hạn chế : Tốn chi phí lớn chohệ thống pháp luật ; việc ngăn cấm dường như không giảm việc buôn bán chất gây nghiện , ko loại bỏ được
+ Thi hành pháp luật – điều tiết thị trường
. Ưu điểm : Tạo ra thị trường CGN có sự điều tiết của các ngành chức năng như thuế đăng kí và người bán được cấp giấy phép để trợ giúp việc thi hành luật pháp.
. Hạn chế : Làm tăng nguy cơ sử dụng CGN khi CGN dễ tìm, dễ mua hơn, ko kiểm soát được thị trường CGN
- Vai trò của nhân viên CTXH :
+ Cung cấp đầy đủ các thông tin, các kiến thức về chế tài xử phạt đối với những hành vi vi phạm pháp luật
+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân
+ Cùng với các cơ quan chức năng thiết lập chặt chẽ trong việc kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
2/ Giảm thiểu tác hại :
*Cung cấp cho người sử dụng các công cụ để họ sử dụng an toàn hơn
- Mục tiêu : Thông qua việc cung cấp bơm kim tiêm sạch cho người nghiện sẽ làm cho việc sử dụng ma túy sẽ diễn ra an toàn hơn nhiều
- Phương pháp :
+Phân phát miễn phí các công cụ sử dụng vô trùng như bơm kim tiêm sạch, ống điếu hút ma túy, giấy bạc – dự phòng quá liều – sử dụng dụng cụ thử ma túy.
- Hiệu quả :
+ Góp phần giảm đáng kể các bệnh lây truyền qua đường máu ở những nước có chương trình bơm kim tiêm sạch
+ Tiết kiệm được khoản chi phí lớn
+ Số người sử dụng ma tuý chết do quá liều giảm
+ Người dùng CGN được điều trị và cải thiện sức khỏe tốt hơn
- Vai trò NVCTXH :
+ Cùng với các cơ quan tổ chức góp phần thực hiện một cách có hiệu quả các phương pháp nhằm hỗ trợ cho người nghiện được hưởng các dịch vụ tốt nhất
+ Hướng dẫn và cung cấp các thông tin cần thiết cho họ.
+ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho họ trog việc sử dụng các công sử dụng ma túy an toàn giảm thiểu tỉ lệ chết do sử dụng ma túy quá liều
* Giáo dục về CGN , cung cấp thông tin cần thiết cho người dân :
- Mục tiêu : Giáo dục cho người dân về CGN, các CGN , con đường gây nghiện, ảnh hưởng tác hại của CGN, cách phòng tránh
- Phương pháp :
+ Truyền thông đến người dân thể hiện sự phối hợp của các lực lượng xã hội trong công tác phòng chống CG N.
+ Thực hiện các chiến dịch giáo dục đồng đẳng: Giao lưu các CLB người nghiện tại địa bàn dân cư ;phát động các chiến dịch truyền thông phòng chống tác hại thuốc lá rượu bia
+ Phổ biến các thông tin cần thiết về CGN, hậu quả, các biện pháp phòng tránh qua các phương tiện thông tin đại chúng : bao chí, phát thanh, áp phích tuyên truyền…
+ Triển khai các biện pháp giáo dục tại trường học : Huấn luyện các kĩ năng từ chối ; các kĩ năng mềm ; nâng cao năng lực cho thế hệ trẻ trong việc ứng phó với cám dỗ của CGN
- Kết quả thu được : Tiếp cận với các nhóm tiềm ẩn
+ Mục tiêu : Thiết lập những cộng đồng bền vững tạo cơ hội cho mọi người dân
+ Phương pháp :
. Giới thiệu các chương trình đào tạo việc làm – nhà ở.
.Vận động thanh niên tham gia – Phát triển liên minh và các quan hệ đối tác – Can thiệp sớm.
+ Hiệu quả :
. Mô hình nhà mở là một chiến lược phổ biến cung cấp dịch vụ cho các nhóm có hành vi nguy cơ cao .Đem lại địa điểm an toàn cho các nhóm đối tượng tìm đến.
. Mô hình giáo dục đồng đằng được triển khai ngày càng có hiệu quả. Góp phần giúp cho đồng đẳng viên tiếp cận các nhóm đối tượng ẩn trong cộng đồng hướng dẫn họ cách thực hiện : hành vi tiêm chích an toàn, tình dục an toàn, xét nghiệm và điều trị HIV.Truyền thông dể thay đổi hành vi
- Vai trò nhân viên CTXH :
+ Cung ứng các dịch vũ hỗ trợ cho người nghiện như các chương trình đào tạo, giới thiệu việc làm, xây dựng mô hình nhà mở an toàn tạo niềm tin với họ.
+ Nâng cao công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, giáo dục đồng đẳng. Đồng thơi người NVCTXH cũng cần phải có kinh nghiệm, cách tiếp cận phù hợp cách truyền dạy dễ hiểu, dễ nhớ.
3/ Điều trị nghiện
- Mục tiêu : điều trị cai nghiện, hoàn toàn ngưng sử dụng chất gây nghiện, không tái nghiện.
- Các nguyên tắc điều trị nghiện hiệu quả : chương trình điều trị cai nghiện hiệu quả là chương trình giải quyết được nhu cầu khác nhua của các cá nhân người nghiện chứ ko phải tập trung vào việc sử dụng ma túy . Các nhu cầu điều trị phải luôn sẵn có.
Vd : Có đầy đủ thuốc men, phương tiện sinh hoạt, đội ngũ cán bộ..
+ bảo đảm yếu tố tự nhiêm về địa điểm, không gian, mối quan hệ giữa người nghiện và nhân viên CTXH, cán bộ y tế, bạn nghiên…
- Phương pháp cai nghiện :
+ Các nhóm tự lực :
. Các nhóm đồng đẳng hường xuyên gặp mặt thường kì để hỗ trợ lẫn nhau duy trì để không sử dụng CGN ; có ý thức hợp tác ; tự điều chỉnh hành vi của mình .
=> Lúc này nhân viễn CTXH đóng vai trò là cầu nối trợ giup cho những người tham gia vào các nhóm đồng đẳng có được sự trợ giúp tốt nhất để ko sử dụng CGN.
VD : Nhóm tự lực điều trị tại methadone quận Hải An thường tổ chức họp vào một buổi trong tuần để chia sẻ , hỗ trợ nhau ko sử dụng CGN và uống methadone đầy đủ để đạt hiệu quả cao
+ Liệu pháp thay đổi hành vi :
.Các nhà chuyên môn đưa khách hàng vào quá trình can thiệp dể thay đổi hành vi cho người nghiện
. Các biện pháp : phỏng vấn tạo động lực ; liệu pháp nhận thức hành vi ; can thiệp ngắn hạn.
=> NVCTXH trợ giúp cho người nghiện có những thay đổi về về việc sử dụng CGN và ngăn ngừa các nguy cơ trong quá trình điều trị.
+ Điều trị bằng thuốc – sử dụng thuốc đồng vận :
. Người nghiện được điều trị bằng các loại thuốc có khả năng bắt chước các tác dụng giống thuốc phiện thật trong não của họ
+ Liệu pháp trị liệu lao động :
. Người nghiện cần được giáo dục lại để trở thành một người công dân tốt
. Được tổ chức thành hệ thống, sử dụng lao động và tập luyện thể chất .
=>NVCTXH cung ứng dịch vụ, huy động nguồn lực hỗ trợ tìm kiếm việc làm tạo điều kiện cho người nghiện có thể ổn định thu nhập và hòa nhập với cộng đồng.
Vd : Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người nghiện tại khu dân cư, các trung tâm để họ thực hiện nghĩa vụ 1 công dân tốt có ích cho xã hội khi đã đi cai nghiện về, ngoài ra còn giúp họ tìm kiếm việc làm, sớm ổn định cuốc sống.
Câu 5: Phân tích cơ chế gây nghiện? cơ sở sinh học của nghiện?
Cơ chế gây nghiện
- Người nghiện làm quen và dung thử chất gây nghiện -> người nghiện dung có mục đích -> dần dần người nghiện quen với chất gây nghiện dẫn đến dung nhiều -> nghiện.( vẽ mô hình tam giác )





1
( Vẽ mô hình tam giác) 2
1. Nghiện
2. Dùng nhiều 3 3
3. Dùng có mục đích : lái xe, y tế
4.Dùng thử 4

- Ước tới người thử sử dụng chất gây nghiện -> nghiện là:
+ Thuốc lá 1 trong 3
+ Henoin 1 trong 4 đến 5
+ Cocain 1 trong 6
+ Rượu 1 trong 7 đến 8
+ Cần sa 1 trong 9 đến 10
+ Thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc gây mê 1 trong 11
+ thuốc tâm thần 1 trong 20
+ Chất gây nghiện dưới dạng hít 1 trong 20.
Cơ sở sinh học của nghiện
* Khái niệm nghiện :
* Cơ sở sinh học của nghiện :
1/ Nơ ron thần kinh (TBTK) gồm các bộ phận : thân, sơi, nhánh, sợi trục,và khe synapse(khớp TK)
2/ Não bộ sử dụng các noron để kết nối tới các bộ phận của cơ thể. Các nơ ron dẫn truyền thông tin cho nhau và tới các bộ phận của cơ thể qua hai cơ chế dẫn truyền điện học và hóa học.
- Trong hệ thần kinh chiếm đa số là các sy náp hóa học, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền thông tin
3/ Trong não bộ có đường dẫn truyền khoái cảm với chức năng :
- Cung cấp hành vi đảm vảo cho sự tồn tại của con người
+ Củng cố những hành vi đảm bảo sự tồn tại của con người như ăn mặc, ở, đi lại, tình dục.
- Chất Dopamine trên vỏ não tạo ra khoái cảm. Khi sử dụng ma túy chất ma túy tác động trực tiếp hay gián tiếp lên tế bào thần kinh gây sự tăng giảm tiết chất Dopamine lên nhiều lần tạo ra 1 sự hưng phấn tỉnh táo khoan khoái 1 cách nhân tạo. Não bộ đáp ứng với sự cố dư thừa giả tạo Dopamine bằng cách giảm việc sản xuất Dopamine tự nhiên và cuối cùng hoàn toàn ngừng sản xuất Dopamine. Lúc này ma túy sẽ chiếm ưu thế trên vỏ não làm cho cơ thể và não bộ của con người phụ thuộc hoàn toàn vào ma túy.
Câu 6: Phân tích mối quan hệ giữa chất gây nghiện và xã hội?
Trả lời:
* Chất gây nghiện là 1 phần trong cuộc sông của chúng ta
- Chất gây nghiện luôn hiện hữu xung quanh chúng ta nó có mặt trên các phương tiện thông tin truyền thông, trong các buổi sinh hoạt văn hóa…
- Hầu hết mọi người đều sử dụng chất gây nghiện. tuy nhiên tác dụng của bất kì loại chất gây nghiện cụ thể nào cũng tùy thuộc vào nhiều yếu tố:
+ Loại chất gây nghiện: nghiện rượu, nghiện thuốc lá…
+ Liều lượng sử dụng: bao lâu 1 lần
+ Những đặc tính thể chất: chiều cao, sức nặng, tỉ lệ mỡ của cơ thể, tốc độ chuyển hóa…
+ Tâm trạng của người sử dụng và khung cảnh.
+ Những chất gây nghiện nào khác cùng được sử dụng.
* Lợi ích của CGN :
- Thỏa mãn nhu cầu về vật chất, tinh thần của con người trong cuộc sống. ví dụ: Giải trí, ăn uống, văn hóa, giao tiếp…
- Mang lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua hệ thống dịch vụ và ngành công nghiệp sản suất các chất gây nghiện. Tuy nhiên, nguồn thu này phụ thuộc nhiều vào sự quản lí của nhà nước và hệ thống các ban ngành liên quan vì nó dễ thất thu…
- Tạo công ăn việc làm cho người lao động tham gia vào việc sản xuất quản lí điều tiết chất gây nghiện và đội ngũ những người làm công tác kiểm soát việc vận chuyển buôn bán các chất gây nghiện và đội ngũ các cán bộ làm trong các trung tâm xã hội, cơ quan phòng chống tệ nạn xã hội.
* Tác động tiêu cực :
- Là nguồn gốc gây ra các tệ nạn xã hội. Ví dụ: Ma túy, mại dâm…
- Ảnh hưởng đến đời sống của gia đình và xã hội, suy giảm chất lượng cuộc sống đặc biệt là đối với thế hệ trẻ.
+ Mối quan hệ giữa người nghiện với người thân trong gia đình: Nhẹ cãi vã, mắng chửi; nặng dẫn đến việc bạo hành, xảy ra án mạng
+ Ảnh hưởng đến kinh tế trong gia đình: gánh nặng gấp đôi trong gia đình.
- Ảnh hưởng xấu tới xã hội: làm gia tăng tội phạm xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an ninh : cướp giật, giết người, hiếp dâm, bao hành, gây rối loạn trật tự công cộng.. - Làm thiệt hại về mặt kinh tế cho xã hội, ảnh hưởng tới sự duy trì nòi giống.
Câu 7: Mại dâm là gì? Phân tích nguyên nhân và hậu quả của mại dâm?
Khái niệm
- Mại dâm bắt nguồn từ tiếng latinh và prostiturer, có nghĩa là “ bày ra để bán” chỉ việc bán thân một cách tùy tiện, khoog thích thú
- Trong XHH và tội phạm học, theo nghĩa rộng, mại dâm có thể được định nghĩa như việc trao đổi sự thỏa mã về tình dục để lấy tiền hoặc bất cư một giá trị vật chất nào.
- Mại dâm là 1 công việc kinh doanh nhằn cung cấp sự thỏa mãn tình dục cho cá nhân ngoài phạm vi vợ chồng. Liên hợp quốc trong Công ước ngăn chạn nạn khai thác mại dâm quy định những hoạt động mua dâm , ép buộc người khác bán dâm là tội ác
- Từ điển TV thông dụng : Mại dâm là bán dâm, làm đĩ để kiếm tiền
- Điều 3 trong Pháp lệnh phòng chống mại dâm năm 2003 định nghĩa : Mại dâm là hành vi mua dâm và bán dâm trong đó :
+ Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác
+ Mua dâm là hành vi dung trả tiề hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm nguyên nhân và hậu quả của mại dâm
Nguyên nhân : Có 2 nguyên nhân dẫn đến mai dâm là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.
*Nguyên nhân chủ quan
- Một số người thích được ăn chơi đua đòi, thích đước ăn trắng mặc trơn nhưng lại không muốn lao động vì thế mà đi vào con đường mại dâm, hoặc có những người ép buộc những người thân của mình làm mại dâm.
VD : Chuyện bố mẹ đẻ ép con gái 13 tuổi đi làm tiếp viên nhà hàng “ tươi mát” để làm tiếp viên phục vụ quý ông ham của lạ ở An Giag đầu năm Tân Mão.
- Tự nguyện làm mại dâm vì muốn được hưởng thụ , kiếm tiền nhanh, nhiều mà không phải lao động vất vả. Có người, mong muốn làm nghề này sẽ được đổi đời gặp được những người giàu có.
- Thỏa mãn nhu cầu tình dục ở những người có nhu cầu tình dục cao
- Trình độ nhận thức và sự hiểu biết về vấn đề mại dâm của nhiều người còn hạn chế
- Có người thích thể hiện giá trị bản thâ – thể hiện sắc đẹp của mình
- Một số học sinh, sinh viên ưn chơi đua đòi, lêu lổng thích những nơi dễ kích động nên sa ngã vào con đường mại dâm
* Nguyên nhân khách quan :
- Theo quy luật kinh tế : có cầu ắt phải có cung. Nó sẽ tạo thành thị trường kinh doanh tình dục ,một kĩ nghệ kinh doanh , khai thác tình dục dựa trên khả năng hoạt động tình dục có hiệu quả , một cái vốn tự có của người bán. Một trong những nguyên nhân nguyên nhân xuất phát từ nhu cầu thỏa mãn tình dục của một số đan ông đặc biệt của một số người “ham của lạ”. muốn tìm “cảm giác mới”. Mặt khác do nhu cầu thỏa mãn tình dục ngoài hôn nhân của một bộ phận nam giới vẫn còn tồn tại trên thực tế nên gái mại dâm có điều kiện tồn tại và phát triển.
- Do bị lừa gạt, cưỡng bức : Đây là nguyên nhân bất khả kháng đối với phhuj nữ và trẻ em ở những miền quê nghèo do cả tin, thiếu hiểu biết.. nên bị các đối tượng bôn người lừa bán, bị ép buộc bán dâm.
- Cùng với sự phát triển của các ngành giải trí khác ( gội đầu, tẩm quất, masseage xông hơi…) và du lịch, nghề mại dâm cũng phát triển theo
- Do hoàn cảnh gia đình :
+ Kinh tế còn gặp khó khăn ( thu nhập thấp, việc học tập của con cái tiêu tốn nhiều tiền của, do ốm đau, bệnh tật mà hoàn cảnh gia đình ngày càng khó khăn, rồi mắc các tệ nạn XH …) từ đó mà dẫn đến mại dâm.
+ Do hoàn cảnh gia đình mà một số trẻ em phải bươn trải kiếm sống đi lang thang dẫn đến bị dụ dỗ ,lôi kéo, hoặc ép buộc hành nghề mại dâm.
+ Quan hệ trong gia đình giữa vợ - chồng, bố mẹ - con cái :
Trong quan hệ vợ chồng : Một số ít có chồng nhưng người chồng hoặc là có vấn đề rắc rối về tình dục như bị bệnh liệt dương sất tinh sớm, suy yếu sinh lý hoặc chồng không quan tâm đế vấn đề chăn gối với vợ, vợ chồng cưới hau không phải xuất phát từ tình yêu mà có sự trao đổi về kinh tế và tình dục.
+ Do mâu thuân gia đình
VD : do mâu thuẫn gia đình mà mẹ ép 2 con gái của mình bán dâm tại TP Cần Thơ
- Tuy nhiên những gia đình giàu có họ chỉ lo làm ăn kinh tế , không quan tâm, chăm nom cho con cái xem con mình cân gì ( sự yêu thương hay tiền bạc…)hoặc quá nuông chiều con cái cũng là nguyên nhân dẫn đến mại dâm
- Do bản thân của mỗi người : Có những người vì lười biếng lao động không chịu kiếm sống chỉ muốn hưởng thụ thành quả mà không muốn bỏ sức nên đã tìm kiếm đến mại dâm như là một công việc kiếm tiền nhẹ nhàng.
 Hậu quả : Tệ nạn mại dâm diễn ra hầu hết ở các châu lục , từ những nước văn minh cho đến những nước lạc hậu. Nó làm cho cả thế giới loài người hoang mang lo sợ vì những ảnh hưởng to lớn của nó.
-Về sức khỏe :
+ Hoạt động mại dâm thường dẫn đên suy kiệt về sức khỏe của đối tượng. 100% gái mại dâm bị bệnh xã hội như giang mai, lậu, các bệnh viêm nhiễm đường tình dục..dẫn đên ảnh hưởng tới sự phát triển giống nòi do bị bệnh tật, ảnh hưởng tới thể hệ tương lai , và hơn thế mại dâm dẫn đến con đường nhiễm HIV, hủy hoại sự sống của mỗi người, của cả nhân loại.
+ các tổn thương về thể chất khác như : viêm khớp và dị dạng ở các cơ quan chuyển động như đầu gối khớp chân, hông, lưng…
+ Viêm bể thận và bọng đái mãn tính, các bệnh tật ở các cơ quan sinh dục do nạo hút phá thai và nhiều bệnh khác
- Về mặt tinh thần :
+ Tổn thương tâm lý có thể là hậu quả của những người bị cưỡng bức làm nghề mại dâm mà kết quả có thể là những bệnh tật như rối loạn nhân cách ranh giới, rối loạn thần kinh chức năng tình dục tới mức mất hoàn toàn khả năng cảm nhận bất kỳ 1 cảm hứng tình dục cá nhân nào trong lĩnh vực riêng tư. Họ có thể mất cả mối quan hệ về tình bạn và tình cảm nếu bị tổn thương tinh thần nặng
+ Đối với người tự nguyện hành nghề mại dâm cũng có những bất ổn khi phải đối mặt với dư luận, bệnh tật, tuổi tác
- Về kinh tế :
+ Do muốn hưởng thụ, lười lao động nên kinh tế gia đình ngày càng suy kiệt.Ảnh hưởng đến sự phát triển của đât nước , tện nạn mại dâm làm ảnh hưởng tới nguồn lao động, nguồn lực tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
+ Thiệt hại về kinh tế khi phải chi phí về chăm lo sức khỏe cho họ như khám chữa bệnh, phục hồi, dạy nghề, tạo công ăn việc làm, cứu trợ các bệnh nhân mắc HIV/ AISD
+ Tệ nạn mại dâm ảnh hưởng lớn đến môi trường đầu tư trong và ngoài nước
- Về mặt đạo đức – xã hội :
+ Làm sói mòn đạo đức, thuần phong mĩ tục tốt đẹp của dân tộc, làm tha hóa 1 bộ phận dân cư và một số cán bộ Đảng viên, viên chức nhà nước.. làm tan vỡ hạnh phúc gia đình
+ Làm mất an toàn xã hội vi có liên quan đến những hành vi vi phạm PL
+ MD vừa là sản phẩm vừa là tác phẩm thức đấy chủ nghĩa hưởng thụ, sự “ tiền tệ hóa giá trị đạo đức và nhân phẩm”. Tại đó con người coi đồng tiền là vạn năng, tôn sùng các giá trị vật chất, chạy theo dục vọng bản năng mà vứt bỏ giá trị về nhân phẩm, danh dự.
+ Hành vi tình dục của con người bị mất hết những giá trị thiêng liêng và khuôn khổ đạo đức trở thành thứ bản năng giống như loài thú vật
=> MD lan tràn sé dẫn đến sự tan rã lòng tin giữa con người với con người, vào tình yêu và lòng chung thủy, làm suy thoái đạo đức, lối sống XH.
Câu 8: HIV/AIDS là gì? Trình bày cơ chế hoạt động của HIV/AIDS?
 HIV :
* Khái niệm
- HIV là 1 loại vi rút gây hội chứng suy giảm miễm dịch ở người. HIV có dạng hình cầu, kích thước nhỏ, không nhìn thấy được bằng kính hiển vi thông thường mà phải dung kính hiển vi điện tử có độ phóng đại hàng chục ngàn lần virut này tấn công hệ thống bảo vệ cơ thể và làm cho hệ thống này yếu dần đi.
*Cơ chế hoạt động của HIV/AIDS
- Virut chỉ có thể tăng trưởng và sinh sản trong tế bào sống. Khi HIV xâm nhập vào cơ thể chúng liền bám dính vào màng tế bào rồi bắt đầu xâm nhập vào trong chúng cướp quyền chỉ huy và bắt đầu sản sinh ra nhiều HIV khác -> HIV chui vào các tế bào khác phá hủy tiếp -> hệ miễn dịch bị suy giảm -> suy kiệt -> thông qua việc suy giảm dần dần số lượng tế bào CD4 + T- lymphocyte virut này sẽ làm tê liệt hệ thống miễn dịch -> cơ thể sẽ bị nhiễm trùng hoặc bị ung thu mà nếu không bị nhiễm virut này nó sẽ có thể chống lại được -> AIDS.
- HIV được chia làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn ủ bệnh: người nhiễm HIV không có dấu hiệu và triệu chứng của AIDS là khoảng ½ năm đến 10 năm cũng có khi lâu hơn. Người bệnh vẫn sống khỏe mạnh và có thể mang virut HIV cho người khác mà không biết.
+ Giai đoạn AIDS: người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng cơ hội như lao, ung thư…cuối cùng dẫn đến tử vong. Đều có khả năng lây nhiễm HIV cho người khác.
 AIDS
* Khái niệm : SIDA do 4 chữ của tên bệnh bằng tiếng háp có nghĩa là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải . Tiếng anh gọi là AIDS
- Hội chứng : tập hợp nhiều triệu chứng và dấu hiệu bệnh như sốt, tiêu chảy, sụt cân, nổi hạch..
- Suy giảm miễn dịch : hệ miễn dịch là hệ thống phòng ngự bảo vệ cơ thwe chống lại các mầm bệnh từ ngoài xâm nhập vào cơ thể , suy giảm miễn dịch là tình trạng hệ miễn dịch trỏ nên yếu, giảm hoặc không có khả năng chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh
- Suy giảm chức năng bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của các mầm bệnh ( vi trùng, viurut, nấm..)
- Mắc phải : Không phải do di truyền mà do bị lây lan từ bên ngoài.
 Các giai dấu hiệu và triệu chứng cua AIDS :
- Giảm hơn 10 % trọng lượng cơ thể, người nhiễm có thể kéo dài hơn 1 tháng; Các bệnh bạch huyết, ỉa chảy kéo dài hơn 1 tháng ( thỉnh thoảng hoặc liên tục) ; trâỳ xước da ; mệt mỏi kéo dài ; ra nhiều mồ hôi khi ngủ ; ho khan kéo dài.
- Ở giai đoạn cuối cùng là AIDS, người nhiễm có thể sẽ mắc lao, viêm phổi, ỉa chảy và các bệnh truyền nhiễm mãn tính, thường được gọi là các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Người nhiễm thường chết vì cac bệnh này.
 Tác nhân gây bệnh HIV :
- Ổ chứa HIV là người nhiễm HIV. Chưa có bằng chứng về ổ nhiễm HIV động vật.
- Đường ra HIV được bài tiết khỏi cơ thể qua máu và các dịch tiết sinh học như : Dịch tiết của cơ quan sinh dục, dịch rỉ viêm, dịch màng khớp, màng phối, àng bụng, dịch não tủy, sữa mẹ.
- Đường lây, tần suất lây và tỷ lệ lây nhiễm qua các đường lây :
+ HIV có nồng nộ cao trong máu, trong dịch tiết sinh học nên HIV có thể lây qua 3 con đường :
. Qua quan hệ tình dục ( amm đạo – dương vật ; miệng – sinh dục , hậu môn – dương vật) với người bị nhiễm HIV nếu không dùng bao cao su.
. Qua đường máu : truyền máu không được sàng lọc HIV, dùng chung bơm kim tiêm và các vật sắc nhọn đâm qua da mà không được tiệt trùng đúng cách. Bị dính máu vào cơ thể của người nhiễm HIV qua các vết thương hở
.Mẹ bị nhiễm HIV có khả năng truyền cho con trong quá trình mang thai, khi đẻ và khi cho con bú
- HIV không lây nhiễm qua :
+ Các tiếp xúc thông thường nhưở chung một nhà, ho, sổ mũi, làm việc chung, chơi thể thao, bắt tay, khoác tay, ôm , hôn…
+ Dùng chung các vật dụng như : nhà vệ sinh, chậu rửa mặt, bồn tắm, bể bơi, bát đũa, thìa, các vật dụng lao động
+ Bị các côn trùng đốt hoặc các con vật cắn : bị muỗi đốt, mèo cắn, bị các con vật khác tấn công.
- Đường xâm nhập của HIV :
+ Chủ yếu qua tiếp xúc trục tiếp với máu ( như truyền máu và các sản phẩm của máu). Qua da và niêm mạc bị tổn thương thông qua hành vi nguye cơ dễ bị nhiễm HIV quan hệ tình dục không phòng vệ, dùng chung vật nhọn sắc xuyên chích qua da không được vô trùng , mẹ bị nhiễm rồi lây cho con )
- Khối cảm thụ : Bất kỳ ai có hành vi nguy cơ đều có thể bị nhiễm HIV : nghiện ma túy, mại dâm…




Designed by Khải Thiếu Gia @2017
page facebook: CẢM ÂM SÁO TRÚC VŨ GIA
Thanks to Xtgem.com